Multimedia

Emagazine

E-magazine Tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đội thi TP. Pleiku tham gia liên hoan với 32 thành viên. Ảnh: Phan Lài

Đội thi TP. Pleiku tham gia liên hoan với 32 thành viên. Ảnh: Phan Lài

Nếu phần hòa tấu nhạc cụ dân tộc lôi cuốn người xem bởi những thanh âm đặc trưng của trống, chiêng, trưng, đinh pắc pút... thì phần thi hát dân ca lại tạo ấn tượng bởi những giai điệu, lời ca mượt mà, sâu lắng của các chàng trai, cô gái qua các bài như: Ru em, Mừng chiến thắng Đảng ta, Ru con Ơ Vắt Ơ Vông, Ơ mih pơ la… Phần trình diễn cồng chiêng cuốn hút người xem khi tái hiện các lễ hội truyền thống của các dân tộc như: lễ mừng lúa mới, pơ thi…

Đội thi huyện Chư Păh tái hiện niềm vui được mùa qua hình ảnh giã gạo. Ảnh: Phan Lài

Đội thi huyện Chư Păh tái hiện niềm vui được mùa qua hình ảnh giã gạo. Ảnh: Phan Lài

Tại thị xã An Khê, liên hoan được tổ chức tại Hội trường 23-3 (cũ) với sự tham gia của gần 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Kbang, Mang Yang và thị xã An Khê. Trong thời gian diễn ra liên hoan, dù thời tiết không mấy thuận lợi nhưng các đội đã hoàn thành tốt yêu cầu đề ra, tạo nên sự thành công trọn vẹn cho liên hoan. Để tái hiện thành công lễ hội, các đội đã tập luyện, chuẩn bị chu đáo đạo cụ mô hình nhà rông, cây nêu, ghè rượu; nghi thức cúng Yàng trong lễ hội mừng lúa mới, lễ đâm trâu, ăn lúa mới của người Bahnar phía Đông Trường Sơn.

Thành viên đội thi thị xã An Khê múa phụ họa cho nội dung diễn tấu nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Ngọc Minh

Thành viên đội thi thị xã An Khê múa phụ họa cho nội dung diễn tấu nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Ngọc Minh

Còn ông Đinh A Léch-Bí thư Chi bộ làng Mơ Hra-Đáp, người dẫn dắt đội cồng chiêng “nhí” tham gia liên hoan thì chia sẻ: Làng hiện có đội cồng chiêng người lớn, phụ nữ, thanh niên và đội cồng chiêng “nhí”. Năm 2018, đội cồng chiêng “nhí” được thành lập với 40 thành viên từ 8 đến 12 tuổi. Mỗi năm, đội được chọn tham gia các sự kiện văn hóa do huyện, tỉnh tổ chức. “Liên hoan đã tạo điều kiện để các đội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; nhân lên tình yêu quê hương, tự hào dân tộc, ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trong thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số”-ông A Léch bộc bạch.

Đội cồng chiêng "nhí" tự tin trình diễn cồng chiêng. Ảnh: Phan Lài

Đội cồng chiêng "nhí" tự tin trình diễn cồng chiêng. Ảnh: Phan Lài

Liên hoan được Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh tổ chức định kỳ 2 năm/lần nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho thanh thiếu nhi người dân tộc thiểu số. Đây cũng là dịp để các dân tộc trong tỉnh có cơ hội gìn giữ, phát huy nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Để đạt kết quả cao tại liên hoan, các địa phương đã tích cực tuyển chọn, tập hợp đội hình và chuẩn bị chu đáo. Các nghệ nhân và diễn viên tích cực tập luyện trước đó vài tháng. Tại mỗi địa điểm tổ chức, liên hoan thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo khán giả.

Tạo ấn tượng không chỉ bởi chất lượng của từng tiết mục, liên hoan còn cho thấy sự tiếp nối mạch nguồn truyền thống qua các thế hệ. Nhiều thành viên tuy nhỏ tuổi nhưng trình diễn cồng chiêng thuần thục, điêu luyện thể hiện sự nghiêm túc, tôn trọng và yêu mến văn hóa dân tộc.

Có thể bạn quan tâm