Cô giáo đạp xe khắp Sài Gòn làm thiện nguyện: "Không sợ Covid-19, chỉ sợ người ta khó khăn…"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cô giáo Huỳnh Thị Trúc Ly đã đạp xe rong ruổi khắp các con đường ở Sài Gòn tặng quà cho những phận người “lênh đênh trong dại dịch Covid-19”. Hỏi lý do tại sao chị lại di chuyển bằng xe đạp? Cô giáo bảo: “Đơn giản vì tôi không đi được xe máy…”

Cô giáo Huỳnh Thị Trúc Ly (29 tuổi, quê gốc Phú Yên), giáo viên mầm non tại một trường trên địa bàn TP.HCM. Cô cho biết, cô không đi được xe gắn máy, công việc làm thiện nguyện giúp đỡ người khó khăn của mình phương tiện di chuyển bằng xe đạp. Ảnh: NVCC
Cô giáo Huỳnh Thị Trúc Ly (29 tuổi, quê gốc Phú Yên), giáo viên mầm non tại một trường trên địa bàn TP.HCM. Cô cho biết, cô không đi được xe gắn máy, công việc làm thiện nguyện giúp đỡ người khó khăn của mình phương tiện di chuyển bằng xe đạp. Ảnh: NVCC
Thương những mãnh đời vất vả mưu sinh trong cơn đại nạn của dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành tại TP.HCM,  cô giáo Ly mặc dù không đi được xe gắn máy, nhưng cô đã tự mình đạp xe đi khắp các ngõ hẻm ở Sài Gòn,để mang đến tận tay người dân nghèo, vô gia cư, những món quà thiết yếu giúp cho họ vơi bớt nỗi khó khăn…
"Ban đầu tôi không có cả xe đạp, mỗi lần trên hành trình đi làm thiện nguyện của mình, tôi mượn xe của người quen. Và rồi, tôi cũng tự mình đi sắm một chiếc riêng, chủ yếu để di chuyển cho công việc giúp đỡ người nghèo của mình", cô giáo Ly chia sẻ.
Đau đáu ước mơ làm thiện nguyện giúp người nghèo
Cô giáo Ly bắt đầu công việc thiện nguyện của mình,  khi TP.HCM bắt đầu bùng phát đợt dịch thứ 4. Đến nay, khi chưa trở lại trường để tiếp tục công việc dạy học, cô Ly vẫn tiếp tục gặp gỡ, trao quà cho người nghèo, vô gia cư. Đồng hành cùng cô trên những chuyến đi là người bạn mang tên "chiếc xe đạp".

Hành trình làm thiện nguyện, trò chuyện với những người khó khăn, già cả neo đơn của cô giáo Trúc Ly , bắt đầu từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát và cho đến nay ,khi chưa trở lại trường cô vẫn duy trì như thế... Ảnh: NVCC
Hành trình làm thiện nguyện, trò chuyện với những người khó khăn, già cả neo đơn của cô giáo Trúc Ly , bắt đầu từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát và cho đến nay ,khi chưa trở lại trường cô vẫn duy trì như thế... Ảnh: NVCC
Thời điểm lãnh đạo TP.HCM ra lệnh "đóng cửa" để chống dịch. Công việc dạy học của cô giáo buộc phải tạm nghỉ. Không chịu ngồi yên, cô đã viết một "tâm thư" gửi đến Mặt trận Tổ quốc TP.HCM (MTTQ TP.HCM). Qua tâm thư, cô bày tỏ muốn được cơ quan chức năng tạo điều kiện để cô được làm thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng... Chủ yếu là phục vụ cho người nghèo trong đại dịch Covid-19 ở TP.HCM. "Sau đó tôi đã nhận được giấy thông hành, thực sự rất bất ngờ, vui không tả…", cô giáo Ly nhớ lại.
"Tôi thích cách làm thiện nguyện một cách khác biệt. Tôi đi rong ruổi khắp các con đường ở Sài Gòn để nhìn và cảm nhận được những sự khó khăn của người gia, neo đơn, vô gia cư… Và đối tượng tôi hướng đến giúp đỡ nhiều hơn đó là những cụ già", cô bày tỏ.
Cô giáo Ly chia sẻ rất hồn nhiên, khi giải thích lý do hướng đến hỗ trợ người già nhiều hơn, vì: trong thâm tâm của cô nghĩ rằng, dù cụ già có lừa gạt mình đi nữa thì họ đã là người không có khả năng làm việc, kiếm tiền để sống. Những thanh niên trẻ, trẻ em thì có đối tượng chăn dắt, còn những trẻ thì họ có sức lực để đi làm…
Vậy nên, cô Ly cho rằng, quan điểm của mình trước tiên phải làm đúng nơi, đúng người và sự cho đi này cũng cần phải chính xác theo linh tính mình mách bảo.
Không sợ Covid-19, sợ người ta khó…
"Tôi biết dịch bệnh nguy hiểm, nhưng chỉ cần những người khó khăn được giúp đỡ, tôi không hề màng đến những lo ngại riêng cho bản thân của mình. Nói chung, tôi không sợ Covid-19 đâu, chị chỉ sợ người ta khó khăn", cô Ly trải lòng.

Cô giáo Trúc Ly trong một chuyến đi biếu thực phẩm thiết yếu cho bà con nghèo. Ảnh: NVCC
Cô giáo Trúc Ly trong một chuyến đi biếu thực phẩm thiết yếu cho bà con nghèo. Ảnh: NVCC
Trên những chuyến đi thiện nguyện, gặp gỡ và trò chuyện với những phận đời long đong trong đại dịch. Điều làm cô Ly ấn tượng nhất khi trò chuyện với một cụ ông bán bánh bột chiên trên lề đường. Cô kể, vì thấy cụ ông rất khắc khổ nên đã dừng lại nấn ná nói chuyện rất lâu với cụ. Trò chuyện càng nhiều, cô càng nhận ra hoàn cảnh của họ rất bi đát khi hay tin vợ chồng và người con bị tâm thần của cụ sắp phải dọn đi nơi khác vì không đủ tiền để đóng nhà trọ.
"Với khoản tiền nhà trọ hàng tháng gần 2tr đồng, vợ chồng của cụ ông không dám ăn nhiều. Vợ của cụ ông đi nhặt thêm ve chai bán để trang trải thêm nhưng vẫn không đủ đầy và số nợ vay mượn hiện tại của hai vợ chồng lên đến gần 10 triệu đồng chưa hứa hẹn được ngày trả…"
"Nghe vợ chồng cụ ông kể làm tôi không cầm được nước mắt, buồn hơn khi vợ của cụ ông tâm sự: "Chúng tôi không ngần ngại việc ra đường ở, nhưng với đứa con gần 30 tuổi việc ra đường ở là không thể…", cô Ly kể lại.
Sau cuộc trò chuyện, cô Ly đến tận nơi của vợ chồng cụ ông này đang sống xác minh những điều kể trên là thật. Việc đầu tiên cô làm đó là giúp vợ chồng cụ ông giải quyết tiền nhà trọ. Cô kết nối với các mạnh thường quân mình quen trình bày về hoàn cảnh của họ. Thông qua kết nối của cô Ly vợ chồng cụ ông đã được hỗ trợ suốt đời về khoản nhà ở.
"Vậy là từ đây, vợ chồng cụ ông đã không còn nhịn đói, tiết kiệm để trả tiền nhà nữa. Tôi thấy vui, hạnh phúc những công việc mình đang làm. Thời gian tới đây khi đi dạy học trở lại tôi vẫn luôn tự nhủ với lóng mình rằng: Sẽ cố gắng sắp xếp quỹ thời gian của mình để giúp đỡ những hoàn cảnh như đã kể trên nhiều hơn", cô Ly bộc bạch.
Cô giáo Huỳnh Thị Trúc Ly (29 tuổi, quê gốc Phú Yên), giáo viên mầm non tại một trường trên địa bàn TP.HCM. Không chỉ tặng quà, cô Ly còn dành nhiều thời gian ngồi xuống tâm sự để hiểu được hoàn cảnh của từng người. Nữ giáo viên mong được gặp gỡ và giúp đỡ nhiều cá nhân, đem đến cho họ niềm vui nho nhỏ trong thời điểm khó khăn như trong trận đại dịch Covid-19 ở TP.HCM này.
"Những hoàn cảnh tôi gặp thì hầu hết chị đều kết nối với mạnh thường quân vì mình không thể lo hết được. Có những hoàn cảnh khi gặp tôi cho tiền 500 đến 1triệu, sau đó sẽ ghi hình và kết nối với mạnh thường quân để giúp họ nhiều hơn chứ khả năng của tôi thì không thể giúp nhiều trường hợp như vậy.
Bây giờ rất nhiều người sợ vấn đề sao kê nhưng tôi chỉ nghĩ bản thân mình đã bỏ qua vấn đề tính mạng của bản thân để ra đường giúp họ thì đối với chị tiền không còn quan trọng nữa. Khi chị tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khó khăn mới thấy cuộc sống này rất ngắn ngủi, nếu như mình sợ sao kê thì không làm được, đương nhiên mình sẽ gặp nhiều người tiêu cực nhưng chị lựa chọn bỏ qua hết, chỉ nghĩ điều duy nhất là giúp đỡ được người khác", cô Ly khẳng định.
Theo Chinh Hoàng (Dân Việt)
https://danviet.vn/co-giao-dap-xe-khap-sai-gon-lam-thien-nguyen-khong-so-covid-19-chi-so-nguoi-ta-kho-khan-20211220142931328.htm

Có thể bạn quan tâm