Multimedia

Emagazine

E-magazine Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng mạng lưới tiêu thụ hàng Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kế hoạch số 1179/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 23-8-2021 về thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đã đặt ra mục tiêu đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam, đảm bảo nâng cao nhận thức và hành vi của cộng đồng về chất lượng của hàng Việt cũng như khả năng của doanh nghiệp; tăng cường công tác vận động các doanh nghiệp tham gia các điểm bán hàng Việt và những sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh. Bên cạnh đó, đảm bảo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh về phân phối hàng hóa, xây dựng thương hiệu, kết nối cung cầu; nâng cao khả năng quản lý trên các mô hình công nghệ số thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử, các phần mềm nghiệp vụ trong thời đại 4.0.

Đồng thời, tổ chức hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa tại tỉnh; mở các lớp hỗ trợ đào tạo tư vấn kỹ năng trong kinh doanh cho các doanh nghiệp; phối hợp tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng Việt. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học, công nghệ mở rộng kênh phân phối hàng Việt thuận tiện, linh hoạt cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tiểu thương trên địa bàn tỉnh; nâng cao nhận thức và hành vi của cộng đồng về chất lượng của hàng Việt, góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng và lựa chọn sản phẩm Việt Nam”.

Đến nay, Sở Công thương đã hỗ trợ xây dựng 7 điểm bán, trong đó 5 điểm bán hàng Việt, 1 điểm bán sản phẩm OCOP, 1 điểm bán sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Các điểm bán là nơi trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của các đơn vị có sản phẩm trên địa bàn; đồng thời, tạo điều kiện cho người tiêu dùng được tiếp cận các mặt hàng nông sản chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, giá cả hợp lý. Thông qua đó, thúc đẩy việc hình thành chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, dần tiến đến kết nối liên kết mạng lưới sản phẩm trên cả nước.

Ông Nguyễn Văn Lập-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Minh Phát Farms (313 Hùng Vương, thị trấn Chư Prông) cho biết: “Với mong muốn tôn vinh sản phẩm của các chủ thể trên địa bàn tỉnh để phát triển và thúc đẩy nhu cầu mua sắm, ưu tiên dùng hàng Việt Nam của người dân, Hợp tác xã đã liên kết với các chủ thể OCOP trên địa bàn trưng bày và bán khoảng 60 sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP cấp tỉnh, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu như: cà phê, mật ong, hồ tiêu, bò khô, bò một nắng, yến sào, nhung hươu, mắc ca, hạt điều, ngũ cốc, gạo, các sản phẩm làm từ dược liệu…

Được hỗ trợ kết nối và tham gia trưng bày, bán sản phẩm của cơ sở tại nhiều điểm bán hàng Việt trên địa bàn tỉnh, bà Phạm Thị Bình-Chủ cơ sở sản xuất trà Nam Phúc (xã Ia Vê, huyện Chư Prông) phấn khởi chia sẻ: “Khi đạt các chứng nhận về chất lượng sản phẩm như OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, cơ sở được tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại nhiều điểm bán hàng Việt, hàng OCOP trên địa bàn tỉnh, cũng như có mặt tại các siêu thị ở chung cư mini hay cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội, Hải Phòng… Khi đưa ra thị trường, sản phẩm được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, nhờ đó lượng tiêu thụ ngày một tăng”.

Trong bối cảnh thị trường phát triển, khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn và đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, doanh nghiệp phải luôn thích ứng với sự thay đổi, tăng năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững qua các chiến lược đổi mới về công nghệ, tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng cho sản phẩm.
Vừa qua, Sở Công thương phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh miền Trung-Tây Nguyên tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tại lớp tập huấn, các chuyên gia đã truyền đạt một số nội dung liên quan đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ mở rộng kênh phân phối hàng Việt Nam cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; các nguyên tắc thành đạt bền vững trong công nghệ số; ứng dụng kỹ năng truyền đạt thông tin; nâng cao nhận thức và hành vi của cộng đồng về hàng Việt, từ đó thay đổi thói quen tiêu dùng và lựa chọn sản phẩm Việt Nam.

Dẫn chứng về yếu tố mang tính cạnh tranh, ông Bình cho rằng, có những sản phẩm tốt, giá rẻ, nhưng khách hàng lại chọn những sản phẩm của nhà sản xuất khác có giá cao hơn, là bởi khách hàng chọn những giá trị tăng thêm cho sản phẩm đó, như có thêm chính sách truyền thông tốt, khuyến mãi, dịch vụ khách hàng tốt…

Đó là giá trị cần thiết trong vấn đề xây dựng thương hiệu, tăng tính cạnh tranh mà nhà sản xuất trong nước nên tìm hiểu và nghiên cứu. Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc nhà sản xuất chưa bán được hàng: Thứ nhất là do người sản xuất định giá quá cao so với giá trị mang lại; thứ hai, việc định giá rất rẻ nhưng không làm cho khách hàng hiểu vì sao món hàng đó có giá rẻ. Vì vậy, cái quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải truyền thông cho khách hàng hiểu được giá trị của sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm