Ngộ nghĩnh những chiếc lồng đèn tái chế bằng chai nhựa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tận dụng những chai nhựa bỏ đi, cô và trò tại một trường mầm non ở TP.HCM, đã tạo ra nhiều chiếc lồng đèn chơi trung thu dễ thương và ngộ nghĩnh
 
Cô và trò cùng nhau tạo ra những chiếc lồng đèn ngộ nghĩnh
Cô và trò cùng nhau tạo ra những chiếc lồng đèn ngộ nghĩnh
Sáng ngày 24.9, chúng tôi có mặt tại Trường Mầm non P.8, Q.10, TP.HCM. Không khí nhộn nhịp, bài hát rước đèn ông sao vang vọng cả khuôn viên trường. Còn các cô, trò đều vui vẻ, nô nức làm lồng đèn. Điều đặc biệt những chiếc lồng đèn này được làm bằng nhiều chai nhựa đã bỏ đi.
Rất hào hứng và thích thú
Từ những chai nước ngọt không còn sử dụng, cô giáo Chung Mỹ Khoành cùng với trò của mình đã tạo ra một chú robot đại chiến màu xanh đầy mạnh mẽ. Cô Khoành cho biết ở lứa tuổi này các bé thích hình các con vật, robot. Khi làm ra được sản phẩm phẩm thì tụi nhỏ rất hào hứng và thích thú.
“Làm con robot này chỉ cần 9 chai nước ngọt loại 1 lít. Ngoài dùng súng bắn keo để cố định,  mình còn dùng băng keo trong để làm chắc lồng đèn không khỏi bị bung ra khi các bé xách đi chơi”, cô Khoành bộc bạch.
 
Chú robot đại chiến có chiếc đầu được tái chế từ chén nhựa đã qua sử dụng  ẢNH: TẤN ĐẠT
Chú robot đại chiến có chiếc đầu được tái chế từ chén nhựa đã qua sử dụng ẢNH: TẤN ĐẠT
 
Ngộ nghĩnh với lồng đèn con heo, máy bay  ẢNH: TẤN ĐẠT
Ngộ nghĩnh với lồng đèn con heo, máy bay ẢNH: TẤN ĐẠT
Ngoài lồng đèn robot, cô trò trường này còn tạo ra nhiều “mô hình” như lồng đèn con mèo, con thỏ, máy bay.. rất dễ thương và ngộ nghĩnh.
Chiếc lồng đèn vườn hoa nhìn khá cồng kềnh, lượng “tiêu thụ” chai nhựa cũng không ít. Cầm lên và thuyết trình cho chúng tôi nghe, cô Trương Thị Như Huề cho biết: “Đây là lồng đèn vườn hoa của lớp, những cái bông hoa tua rua là do các em cắt tượng trưng cho chính mình. Hai bông to ở trong được tái chế từ chai nước ngọt và nước suối tượng trung cho 2 cô giáo. Nhìn tổng thể có thể đoán được các em là những bông hoa quay quanh cô giáo của mình”.
Được biết, chiếc lồng đèn này được tái chế từ 17 chai nước ngọt nhỏ,  1 chai nước suối 5 lít, 1 chai nước ngọt lớn. Và mất 2 tiếng để hoàn thành.
Cô Như Huề chia sẻ: “Làm với các bé mình thích lắm, em nào cũng muốn cầm kéo cắt hoa rồi dán vào cây, cùng tranh luận với nhau để chọn màu này, màu kia. Nhìn những hình ảnh hồn nhiên, ngây thơ và háo hức của các em, tự dưng mình nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa cũng tự tay làm lồng đèn”.
 
Lồng đèn vườn hoa. Các bé tự  cắt những bông hoa tua rua tượng trưng cho chính mình  ẢNH: TẤN ĐẠT
Lồng đèn vườn hoa. Các bé tự cắt những bông hoa tua rua tượng trưng cho chính mình ẢNH: TẤN ĐẠT
 
Những chiếc lồng đèn đầy sáng tạo được làm từ chai nhựa  ẢNH: TẤN ĐẠT
Những chiếc lồng đèn đầy sáng tạo được làm từ chai nhựa ẢNH: TẤN ĐẠT
 
Cận cảnh lồng đèn máy bay. Tuy nhìn đơn giản nhưng tính ứng dụng rất cao  ẢNH: TẤN ĐẠT
Cận cảnh lồng đèn máy bay. Tuy nhìn đơn giản nhưng tính ứng dụng rất cao ẢNH: TẤN ĐẠT
Tính sáng tạo rất cao
Cô Nguyễn Thị Bạch Liên, Hiệu trưởng Trường Mầm non P.8, Q.10, TP.HCM, cho biết đây là hội thi cô và bé cùng làm lồng đèn để cho các em có không khí vui chơi mùa trung thu. Tuy nhiên với mong muốn bảo vệ môi trường và giúp các bé hiểu được việc tái sử dụng đồ nhựa, nên các cô trò đã tạo ra những chiếc lồng đèn như thế.
“Những vật dụng như chai, súng bắn keo sẽ được cô giáo chuẩn bị trước. Khi vào cuộc thi, các cô sẽ làm những khâu khó, còn những bước đơn giản như tô điểm thêm mắt, mũi miệng, hoặc cắt dán thì cho các em làm. Tuy là những hành động nhỏ nhưng nó tạo cho bé tính sáng tạo rất nhiều, còn học được cách phối hợp với nhau. Về nhà bé có thể làm cùng  ba mẹ tạo nên nhiều lồng đèn bằng chai nhựa khác nhau”, cô Liên nói.
 
Những miếng giấy màu cắt thành đường thẳng được các em dán vào chai làm thành chiếc đầm cho chị thỏ ngọc  ẢNH: TẤN ĐẠT
Những miếng giấy màu cắt thành đường thẳng được các em dán vào chai làm thành chiếc đầm cho chị thỏ ngọc ẢNH: TẤN ĐẠT
 
Mèo Kitty được
Mèo Kitty được "kết nối" với hàng chục chai nước đã qua sử dụng ẢNH: TẤN ĐẠT
Những chiếc lồng đèn này sẽ được treo trong và ngoài lớp để giáo dục các em về việc sử dụng đồ nhựa.
Cô Liên còn nói: “Tái sử dụng đồ nhựa là bảo vệ và làm sạch môi trường, tiết kiệm được tiền mà tăng sự sáng tạo linh hoạt cho giáo viên trong việc làm đồ chơi, đồ dùng cho trẻ. Ngoài những chiếc lồng đèn, trường còn làm nhiều học cụ, đồ chơi bằng nhựa...mong muốn phụ huynh có thể học hỏi được và về nhà làm vật trang trí... để khám phá cùng con”.
Theo Tấn Đạt (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm