Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quyết định của Nga về 4 vùng mới sáp nhập, Mỹ và phương Tây tăng cường viện trợ Kiev và nỗ lực của Châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều diễn biến mới xung quanh xung đột Nga- Ucraine, trong đó có việc Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) đã nhất trí việc tổ chức các cuộc bỏ phiếu tại 4 vùng Ukraine mới sáp nhập vào Nga gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia vào tháng 9 tới.

Binh sỹ Nga tham chiến ở Ucraine. Ảnh: Reuters

Đài RT dẫn lời Chủ tịch CEC Ella Pamfilova hôm 16/6 cho biết, bà đã nhận được kiến nghị tổ chức bầu cử từ các quyền lãnh đạo của 4 vùng nói trên. Văn phòng của bà kể từ đó đã tham khảo ý kiến của Bộ Quốc phòng Nga và Cơ quan An ninh liên bang (FSB) về những biện pháp sẽ phải được thực hiện để hiện thực hóa kế hoạch.

CEC đã nhất trí để Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia tổ chức bỏ phiếu vào Ngày bầu cử Nga ngày 10/9 như các vùng khác của đất nước.

Trong khi đó, tuyên bố chung ngày 15/6, Mỹ, Anh, Hà Lan và Đan Mạch sẽ phối hợp cùng nhau chuyển giao các trang thiết bị quốc phòng, gồm cả hàng trăm tên lửa cho Ucraine. Cam kết viện trợ được công bố ngay trước thềm cuộc họp của nhóm tiếp xúc về Ukraine do Mỹ dẫn đầu diễn ra ở Bỉ.

"Ukraine đã phản công và họ đang đạt được tiến bộ ổn định. Đây là một cuộc chiến rất khó khăn", Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley phát biểu tại cuộc họp ở Bỉ.

CNN trích dẫn một nguồn thạo tin tiết lộ, đợt chuyển giao khí tài lần này đã được khởi động và sẽ sớm hoàn tất trong vài tuần tới.

Tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga- Ucraine vốn làm ảnh hưởng đến an ninh và kinh tế thế giới, trong đó có Châu Phi, Tổng thống Senegal Macky Sall và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa dẫn đầu một phái đoàn bao gồm các nhà lãnh đạo từ Zambia, Comoros và Ai Cập tới Kiev ngày 16/6 để gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và tới St. Petersburg vào ngày 17/6 để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ở một diễn biến khác, theo phóng viên TTXVN tại Moscow, hôm 15/6, ông Dmitry Peskov, Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga, cho biết những tuyên bố của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc muốn đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin cho thấy khả năng này có thể xảy ra.Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga nhấn mạnh giao tiếp có mục đích là cách thức hoàn toàn bình thường trong quan hệ quốc tế, thậm chí trong cả những thời điểm khó khăn nhất.Cả Pháp và Đức nhiều lần khẳng đinh nối lại các cuộc đối thoại với Nga là không thể thiếu để giải quyết khủng hoảng Ukraine và đảm bảo an ninh cho châu Âu.

Chuyến thăm diễn ra sau khi Ukraine tuần trước xúc tiến giai đoạn phản công chính với hy vọng sẽ giành lại kiểm soát các vùng lãnh thổ ở phía nam và phía đông đất nước. Tài liệu rò rỉ cho biết, mục tiêu của sứ mệnh này là "thúc đẩy tầm quan trọng của hòa bình và khuyến khích các bên đồng ý tham gia quá trình hòa đàm thông qua dàn xếp ngoại giao”.




Có thể bạn quan tâm