Tài liệu quý về giáo dục giới tính trong nhà trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vừa qua, nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) cùng nhau thực hiện dự án “Truyện giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản dành cho vị thành niên (độ tuổi 13-18)”. Với hình thức ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa thiết thực, dự án đã đạt giải nhất Cuộc thi sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh lần thứ 10-2022 và là 1 trong 3 dự án được Ban tổ chức lựa chọn để gửi tham dự cuộc thi toàn quốc.
Em Nguyễn Thị Yến Nhi-Trưởng nhóm-chia sẻ: Nhóm có 4 người gồm Nhi và 3 bạn: Nguyễn Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thiên Cơ, Võ Diệu Hà Giang. Các em đang học lớp 12A12. Năm lớp 11, các em đã cùng nhau tìm kiếm thông tin trên mạng về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản dành cho trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, qua một thời gian tìm hiểu, các em nhận thấy những kiến thức đăng tải trên mạng khá nhiều và dài, gây cảm giác nhàm chán cho người đọc. Từ đó, nhóm quyết định tạo ra một quyển sách cung cấp kiến thức về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho các bạn cùng trang lứa. Sản phẩm chính là bộ truyện mang tên “Có Tủn đây mà-ngại gì nói ra” gồm 6 chương với 26 tập truyện ngắn. Ngoài ra, nhóm còn lập Fanpage “Lớn cùng Tủn” và kênh Spotify nhằm mục đích truyền thông bộ truyện và những tâm sự của các bạn được thu thập từ confession.
“Chúng em đã tiến hành khảo sát nhóm đối tượng là các bạn học sinh THCS, THPT trên địa bàn huyện. Kết quả thống kê cho thấy, đa số các bạn đã biết một số kiến thức nhưng chưa đủ. Bên cạnh đó, vẫn còn những bạn không biết hoặc có suy nghĩ lệch lạc trong các vấn đề về giới tính. Trên cơ sở đó, chúng em đã lên kế hoạch những nội dung cần có cho sách, từ sáng tác nội dung truyện đến thiết kế tranh, ảnh. Sau đó thì chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Khi căn bản hoàn thành cuốn truyện, nhóm lập Fanpage, trang confession trên Facebook và tạo podcast trên Spotify để thu nhận những câu chuyện các bạn gửi về từ confession, giới thiệu sách và truyền tải thông điệp”-Nhi chia sẻ.
Tài liệu quý về giáo dục giới tính trong nhà trường  (GLO)- Vừa qua, nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Chư Sê) cùng nhau thực hiện dự án “Truyện giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản dành cho vị thành niên (độ tuổi 13-18)”. Với hình thức ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa thiết thực, dự án đã đạt giải nhất Cuộc thi sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh lần thứ 10-2022 và là 1 trong 3 dự án được Ban tổ chức lựa chọn để gửi tham dự cuộc thi toàn quốc.  Em Nguyễn Thị Yến Nhi-Trưởng nhóm-chia sẻ: Nhóm có 4 người gồm Nhi và 3 bạn: Nguyễn Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thiên Cơ, Võ Diệu Hà Giang. Các em đang học lớp 12A12. Năm lớp 11, các em đã cùng nhau tìm kiếm thông tin trên mạng về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản dành cho trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, qua một thời gian tìm hiểu, các em nhận thấy những kiến thức đăng tải trên mạng khá nhiều và dài, gây cảm giác nhàm chán cho người đọc. Từ đó, nhóm quyết định tạo ra một quyển sách cung cấp kiến thức về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho các bạn cùng trang lứa. Sản phẩm chính là bộ truyện mang tên “Có Tủn đây mà-ngại gì nói ra” gồm 6 chương với 26 tập truyện ngắn. Ngoài ra, nhóm còn lập Fanpage “Lớn cùng Tủn” và kênh Spotify nhằm mục đích truyền thông bộ truyện và những tâm sự của các bạn được thu thập từ confession.  “Chúng em đã tiến hành khảo sát nhóm đối tượng là các bạn học sinh THCS, THPT trên địa bàn huyện. Kết quả thống kê cho thấy, đa số các bạn đã biết một số kiến thức nhưng chưa đủ. Bên cạnh đó, vẫn còn những bạn không biết hoặc có suy nghĩ lệch lạc trong các vấn đề về giới tính. Trên cơ sở đó, chúng em đã lên kế hoạch những nội dung cần có cho sách, từ sáng tác nội dung truyện đến thiết kế tranh, ảnh. Sau đó thì chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Khi căn bản hoàn thành cuốn truyện, nhóm lập Fanpage, trang confession trên Facebook và tạo podcast trên Spotify để thu nhận những câu chuyện các bạn gửi về từ confession, giới thiệu sách và truyền tải thông điệp”-Nhi chia sẻ.  Là người chịu trách nhiệm lập và xây dựng Fanpage, trang confession trên Facebook và tạo tài khoản podcast trên Spotify, em Hoàng Thị Thiên Cơ cho hay: “Từ nội dung trong sách, em lên lịch cụ thể ngày đăng, tập đăng và sửa nội dung từng tập, lên kịch bản, tiến hành thu podcast và chỉnh sửa video để đăng lên Spotify và Facebook. Thông qua dự án này, chúng em mong muốn cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết về giáo dục giới tính cho các bạn trẻ. Bên cạnh đó, chúng em cũng mong các bậc phụ huynh có một cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên”.  Sau khi tiếp cận “Có Tủn đây mà-ngại gì nói ra”, em Bùi Thị Thương (lớp 12A12) tâm sự: “Trước đây, em rất ngại khi đề cập tới những chuyện liên quan đến giới tính. Còn rất nhiều thông tin em chưa dám tìm hiểu và trang bị đủ kiến thức cho mình. Nhưng khi đọc bộ truyện, em thấy sách như một quyển nhật ký khiến người đọc cảm thấy gần gũi với nhân vật trong truyện. Mỗi tập truyện ngắn xoay quanh cuộc sống thường nhật của nhân vật Tủn và có hình ảnh minh họa bắt mắt khiến độc giả không cảm thấy nhàm chán”.  Cô Đặng Thị Lan Hương-giáo viên bộ môn Sinh học là người trực tiếp hướng dẫn nhóm. Theo cô Hương, hiện nay, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản là vấn đề rất được xã hội quan tâm. Dự án đã góp phần nâng cao hiểu biết của trẻ vị thành niên (độ tuổi 13-18) về giáo dục giới tính, giúp các em có thêm kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân. Dự án tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội như Facebook hay Spotify để truyền thông; đồng thời, tận dụng môi trường confession để cập nhật kiến thức và lắng nghe những tâm sự, góp ý của giới trẻ. Ngoài đối tượng chính hướng đến là trẻ vị thành niên, dự án cũng giúp phụ huynh hiểu hơn về sự chuyển biến tâm lý để đồng hành cùng con; hỗ trợ tài liệu cho giáo viên trong quá trình dạy các tiết ngoại khóa. Bên cạnh bộ truyện thì Fanpage “Lớn cùng Tủn” của nhóm cũng đã hỗ trợ giải đáp thắc mắc cũng như lắng nghe tâm sự của mọi người. Cùng với đó, kênh Spotify đăng tải một vài câu chuyện có trong sách, xen kẽ với những câu chuyện các bạn đã gửi về từ confession, đưa ra những hướng giải quyết thích hợp.  “Khi sản phẩm hoàn thành, nhiều bạn trẻ và phụ huynh đặt mua sách. Dự kiến, chúng em sẽ xuất bản thêm 1 combo 3-4 cuốn nhằm giải thích rõ hơn về các vấn đề giới tính lứa tuổi vị thành niên. Ngoài việc tập trung phát triển Fanpage và kênh Spotify “Lớn cùng Tủn”, nhóm cũng hướng tới các nền tảng khác như TikTok, Instagram, Spiderum, tạo App “Edugen”-một nền tảng mạng xã hội chuyên về các chủ đề giáo dục giới tính, an toàn tình dục và sức khỏe sinh sản”-Nhi cho biết thêm.  MAI KA   Em Nguyễn Thị Yến Nhi (bìa phải) trao đổi với bạn về dự án “Truyện giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản dành cho vị thành niên (độ tuổi 13-18)”. Ảnh: Mai Ka

Em Nguyễn Thị Yến Nhi (bìa phải) trao đổi với bạn về dự án “Truyện giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản dành cho vị thành niên (độ tuổi 13-18)”. Ảnh: Mai Ka

Là người chịu trách nhiệm lập và xây dựng Fanpage, trang confession trên Facebook và tạo tài khoản podcast trên Spotify, em Hoàng Thị Thiên Cơ cho hay: “Từ nội dung trong sách, em lên lịch cụ thể ngày đăng, tập đăng và sửa nội dung từng tập, lên kịch bản, tiến hành thu podcast và chỉnh sửa video để đăng lên Spotify và Facebook. Thông qua dự án này, chúng em mong muốn cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết về giáo dục giới tính cho các bạn trẻ. Bên cạnh đó, chúng em cũng mong các bậc phụ huynh có một cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên”.
Sau khi tiếp cận “Có Tủn đây mà-ngại gì nói ra”, em Bùi Thị Thương (lớp 12A12) tâm sự: “Trước đây, em rất ngại khi đề cập tới những chuyện liên quan đến giới tính. Còn rất nhiều thông tin em chưa dám tìm hiểu và trang bị đủ kiến thức cho mình. Nhưng khi đọc bộ truyện, em thấy sách như một quyển nhật ký khiến người đọc cảm thấy gần gũi với nhân vật trong truyện. Mỗi tập truyện ngắn xoay quanh cuộc sống thường nhật của nhân vật Tủn và có hình ảnh minh họa bắt mắt khiến độc giả không cảm thấy nhàm chán”.
Dự án “Truyện giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản dành cho vị thành niên (độ tuổi 13-18)” đạt giải Nhất trong cuộc thi sáng tạo dành cho thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 10-2022. Ảnh: Mai Ka
Dự án “Truyện giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản dành cho vị thành niên (độ tuổi 13-18)” đạt giải Nhất trong cuộc thi sáng tạo dành cho thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 10-2022. Ảnh: Mai Ka
Cô Đặng Thị Lan Hương-giáo viên bộ môn Sinh học là người trực tiếp hướng dẫn nhóm. Theo cô Hương, hiện nay, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản là vấn đề rất được xã hội quan tâm. Dự án đã góp phần nâng cao hiểu biết của trẻ vị thành niên (độ tuổi 13-18) về giáo dục giới tính, giúp các em có thêm kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân. Dự án tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội như Facebook hay Spotify để truyền thông; đồng thời, tận dụng môi trường confession để cập nhật kiến thức và lắng nghe những tâm sự, góp ý của giới trẻ.
Ngoài đối tượng chính hướng đến là trẻ vị thành niên, dự án cũng giúp phụ huynh hiểu hơn về sự chuyển biến tâm lý để đồng hành cùng con; hỗ trợ tài liệu cho giáo viên trong quá trình dạy các tiết ngoại khóa. Bên cạnh bộ truyện thì Fanpage “Lớn cùng Tủn” của nhóm cũng đã hỗ trợ giải đáp thắc mắc cũng như lắng nghe tâm sự của mọi người. Cùng với đó, kênh Spotify đăng tải một vài câu chuyện có trong sách, xen kẽ với những câu chuyện các bạn đã gửi về từ confession, đưa ra những hướng giải quyết thích hợp.
“Khi sản phẩm hoàn thành, nhiều bạn trẻ và phụ huynh đặt mua sách. Dự kiến, chúng em sẽ xuất bản thêm 1 combo 3-4 cuốn nhằm giải thích rõ hơn về các vấn đề giới tính lứa tuổi vị thành niên. Ngoài việc tập trung phát triển Fanpage và kênh Spotify “Lớn cùng Tủn”, nhóm cũng hướng tới các nền tảng khác như TikTok, Instagram, Spiderum, tạo App “Edugen”-một nền tảng mạng xã hội chuyên về các chủ đề giáo dục giới tính, an toàn tình dục và sức khỏe sinh sản”-Nhi cho biết thêm.
MAI KA

Có thể bạn quan tâm