Chư Sê (Gia Lai): Phấn đấu trở thành vùng kinh tế động lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 Ông Nguyễn Hồng Linh-Chủ tịch UBND huyện Chư Sê. Ảnh: Đ.T
Ông Nguyễn Hồng Linh- Chủ tịch UBND huyện Chư Sê. Ảnh: Đ.T
Chư Sê vốn nổi tiếng với những rừng cao su bạt ngàn, những vườn tiêu xanh mướt và thương hiệu hồ tiêu Chư Sê có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Bên cạnh đó, đây cũng là vùng kinh tế đang trên đà phát triển mạnh với sự đầu tư từ trong và ngoài tỉnh, do đó không có gì ngạc nhiên khi Chư Sê có số thu ngân sách đứng thứ 2 trong cả tỉnh (sau TP. Pleiku). Về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Linh- Chủ tịch UBND huyện cho biết:

Chư Sê nằm trên trục quốc lộ 14, 25 cách TP. Pleiku 38 km về phía Nam, có ảnh hưởng và thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các tỉnh Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh. Địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu ôn hoà phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 300 trang trại tổng hợp: Trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao; đồng thời có điều kiện tốt để phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản tại lòng hồ Ayun Hạ, Ia Ring. Lực lượng lao động trên địa bàn huyện khá dồi dào, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ lao động cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật hiện có ở các xã, thị trấn đáp ứng được phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Có khả năng phát triển mạnh ngành du lịch như: Thác Phú Cường, lòng hồ Ayun Hạ. Đặc biệt, nguồn thu ngân sách nhà nước ngày càng tăng, đạt và vượt so với chỉ tiêu tỉnh giao (xếp thứ 2 toàn tỉnh, sau TP. Pleiku), góp phần rất lớn trong việc phát huy nội lực, tiềm năng sẵn có để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật của huyện. Lĩnh vực thương mại phát triển nhanh, huyện đang tập trung xây dựng các chợ đầu mối ở phía Bắc và phía Nam thị trấn Chư Sê.

Bên cạnh đó, khả năng thu hút đầu tư của huyện khá tốt, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh sản xuất như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NH Công thương, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng nhà đồng bằng sông Cửu Long, Công ty MASECO, hơn 200 công ty và doanh nghiệp hình thành, nhiều cơ sở chăn nuôi hoạt động có hiệu quả.

P.V: Trong những năm tiếp theo, định hướng cho sự phát triển của huyện rất thuận lợi so với những địa phương khác, phải không thưa ông?

Ông Nguyễn Hồng Linh: Ở đâu có thuận lợi mà không có khó khăn nhưng phải biết phát huy thuận lợi, hạn chế khó khăn để phát triển. Hiện tại, huyện đang gặp một số khó khăn để có thể phát triển nhanh, bền vững như: Vốn để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật của huyện, nâng cấp và chỉnh trang đô thị thị trấn Chư Sê lên đô thị loại IV; các nhà máy công nghiệp quy mô lớn chưa hình thành; trung tâm hành chính các xã chưa được xây dựng đồng bộ...
Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nông- lâm nghiệp vẫn chiếm ở mức cao (44%), một số công trình thủy lợi năng lực tưới còn hạn chế. Lực lượng lao động công nghiệp có tay nghề còn rất hạn chế. Sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu ở dạng thô, sơ chế, đơn giản; nguồn thu ngân sách nhà nước chủ yếu là thu tiền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng... về lâu dài là chưa thực sự bền vững và tăng trưởng nhanh; trong xây dựng cơ bản, việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư còn rất nhiều khó khăn do đơn giá đền bù thấp, Cụm Công nghiệp Chư Sê triển khai chậm. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế so với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
 
P.V: Để trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh, huyện cần làm gì trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Hồng Linh: Xây dựng Chư Sê thành vùng kinh tế động lực của tỉnh là xu thế tất yếu, khách quan, giữ vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và là đầu mối giao lưu giữa các vùng trong tỉnh; nó có sức lan tỏa, chi phối và thúc đẩy các huyện trong tỉnh, ngoài tỉnh cùng phát triển, là trung tâm của các huyện lân cận như: Chư Pưh, Phú Thiện, Chư Prông, Ia Pa... Bởi, huyện Chư Sê có những ưu thế về đất đai; về phát triển cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao như: Cao su, cà phê, sản phẩm hồ tiêu đã trở thành thương hiệu và cung cấp cho nhiều nước trên thế giới; ngành chăn nuôi phù hợp với địa phương, hình thành các vùng chuyên canh rau sạch thành cây hàng hóa của huyện để cung ứng trên địa bàn toàn tỉnh và ra tỉnh bạn.

 
Trong thời gian tới, huyện sẽ huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của huyện, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng, thương mại- dịch vụ, giảm tỷ trọng nông- lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng nông- lâm nghiệp chiếm 40%, công nghiệp- xây dựng chiếm 32%, thương mại-dịch vụ chiếm 28%; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm. Huyện sẽ kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng- an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện chất lượng giáo dục, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực; đảm bảo an sinh xã hội.


Sáng nay (17-8), Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Chư Sê tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện. Tại lễ kỷ niệm, Đảng bộ và nhân dân huyện Chư Sê vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất.
Trước đó, ngày 16-8, UBND huyện đã tổ chức Hội thảo nông nghiệp với sự tham gia của các chuyên gia về nông nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng liên quan đến nông nghiệp cùng gần 300 hộ nông dân ở huyện Chư Sê.
Minh Dưỡng
Để làm được những việc như trên, ngay từ bây giờ Chư Sê sẽ cần thực hiện tốt công tác quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn Chư Sê; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội; quy hoạch trung tâm cụm xã, quy hoạch xây dựng nông thôn mới; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật ở 14 xã đảm bảo về giao thông, chợ, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc, thủy lợi, trung tâm văn hóa...; nâng cấp và chỉnh trang đô thị thị trấn Chư Sê lên đô thị loại IV năm 2013, làm cơ sở cho việc xây dựng thị xã vào năm 2015.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật Cụm công nghiệp Chư Sê và có cơ chế thu hút đầu tư hình thành diện mạo công nghiệp cho một đô thị mới; tiếp nhận và triển khai các dự án chuyển giao công nghệ, đề án xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề vào trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến... nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Về giáo dục, huyện sẽ liên kết với các viện, trường đại học, cao đẳng... đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ; đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Đồng thời, vận dụng các chính sách của tỉnh để thu hút cán bộ giỏi, cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính nhằm tạo sự thông thoáng cho các nhà đầu tư nhằm thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển kinh tế tại huyện.

P.V: Cảm ơn ông!
Minh Dưỡng (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm